Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Quảng cáo được xem là phương tiện tiếp cận hiệu quả nhất của doanh nghiệp khi kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng. Thông qua các kênh quảng cáo trên báo chí, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng khác…

Người tiêu dùng sẽ tìm kiếm và lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của cá nhân, gia đình, các cơ quan tổ chức khác. Nhờ đó, doanh số bán hàng của doanh nghiệp cũng được tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện việc quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng mà không xin phép. Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật bởi nội dung quảng cáo chưa có sự thẩm định sẽ dẫn đến việc quảng cáo không trung thực, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến lợi ích của người tiêu dùng.

luat quang cao thuc pham chuc ang
Luật quảng cáo thực phẩm chức năng

Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 43 về quảng cáo thực phẩm – Luật an toàn thực phẩm thì:

“ Trước khi đăng ký quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm cần quảng cáo phải gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xác nhận nội dung quảng cáo.

Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận”.

Vì những áp lực to lớn trong quá trình quản lý của nhà nước đối với quảng cáo thực phẩm chức năng và để bảo vệ tối đa lợi ích của xã hội, hiện tại Chính phủ đang xây dựng dự thảo văn bản pháp luật để tăng mức phạt đối với việc quảng cáo thực phẩm chức năng không xin phép hoặc quảng cáo sai sự thật, không đúng với công dụng của sản phẩm. Như vậy, việc xin giấy phép quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm chức năng là cần thiết.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:

– Luật an toàn thực phẩm 2010

– Luật quảng cáo 2012

– Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật an toàn thực phẩm

– Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo

– Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo

– Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của bộ y tế.

II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:

– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định

– Đăng ký tài khoản tại website Cục an toàn thực phẩm

– Upload hồ sơ

– Nộp phí thẩm định

– Theo dõi quá trình thẩm định của chuyên viên, thực hiện việc sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của chuyên viên ( nếu có)

– Nhận kết quả

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:

– Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo ( Luật Trung Tín soạn thảo)

– Bản xác nhận công bố

– Bản thông tin chi tiết của sản phẩm

– Nhãn sản phẩm đã được cấp số công bố

– Market quảng cáo

– Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đứng tên trên hồ sơ quảng cáo

– Tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm ( Cơ chế tác dụng) và/hoặc tài liệu nghiên cứu, công trình khoa học về tác dụng đặc thù của sản phẩm chưa được nêu trong Giấy xác nhận công bố phù hợp, Giấy tiếp nhận hợp quy của sản phẩm được dùng để quảng cáo.

IV. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA LUẬT TRUNG TÍN:

– Tư vấn sơ bộ các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng tại Việt Nam

– Soạn hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ

– Trả lời công văn, thông báo sửa đổi, bổ sung ( nếu có)

– Tư vấn thực hiện các thủ tục pháp lý khác khi Khách hàng có nhu cầu.

YÊU CẦU TƯ VẤN QUA EMAIL

Tin liên quan
Hotline tư vấn
0941.35.3636