MỘT SỐ LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Để phát triển ngành nghề kinh doanh mà mình mong muốn thì việc thành lập doanh nghiệp là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số vấn đề bạn cần lưu ý khi tiến hành thành lập doanh nghiệp như sau

1. Tên doanh nghiệp

Theo như qui định của pháp luật thì tên doanh nghiệp gồm có 2 phần:

  • Phần tên chung: thể hiện được loại hình mà công ty đăng kí. Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,…
  • Phần tên riêng: là phần tên dùng để phân biệt các tên công ty với nhau.

Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng hoặc tương tự có thể gây nhầm lẫn với tên công ty khác thì bạn nên kiểm tra qua Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp trước đó.

2. Nguồn vốn điều lệ

Như hiện nay có thể thấy rằng, pháp luật không qui định về các mức nguồn vốn điều lệ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc để nguồn vốn phù hợp với loại hình kinh doanh, qui mô cũng như là thuận tiện cho việc kinh doanh và phát triển của công ty. Đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.

Mặc dù vậy có một số ngành nghề nhất định khi doanh nghiệp đăng kí hoạt động thì cần đảm bảo mức vốn điều lệ theo qui định.

Xem thêm: Góp vốn vào doanh nghiệp

3. Chọn địa chỉ trụ sở chính

Địa chỉ trụ sở chính của công ty cần được ghi rõ ràng, chi tiết để thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như là cơ quan thuế dễ quản lí.

Theo qui định thì công ty không được phép đặt trụ sở tại tòa chung cư sử dụng với mục đích để ở. Do vậy, khi lựa chọn địa chỉ trụ sở bạn nên cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp.

4. Chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, có khá nhiều loại hình doanh nghiệp ở nước ta để bạn có thể chọn thành lập. Mỗi loại hình lại có những ưu, nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng loại ngành nghề. Do vậy, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu thêm trong luật để lựa chọn loại hình phù hợp với lĩnh vực kinh doanh

Xem thêm: 

5. Chọn ngành nghề kinh doanh

Khi lập công ty, bạn được phép tự do lựa chọn các ngành nghề kinh doanh mà nhà nước không cấm. Danh mục ngành nghề được ghi chi tiết trong Quyết định 27/2018 của TTCP về Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, có một số ngành nghề có điều kiện thì khi đăng kí hoạt động, bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh trước khi đi vào hoạt động chính thức.

Xem thêm:

 

 

YÊU CẦU TƯ VẤN QUA EMAIL

Tin liên quan
Hotline tư vấn
0941.35.3636