Dịch vụ công bố thực phẩm

Theo quy định của luật đầu tư 2014 thì sản xuất, nhập khẩu, phân phối và kinh doanh thực phẩm ( gọi chung là kinh doanh thực phẩm) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo quy định của luật đầu tư 2014 thì sản xuất, nhập khẩu, phân phối và kinh doanh thực phẩm ( gọi chung là kinh doanh thực phẩm) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi thực phẩm là nguồn nuôi sống con người. Hơn nữa, việc thông qua việc ăn uống có thể dẫn tới những rủi ro như bệnh tật, ốm đau hay những loại bệnh khác.

Vì vậy, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là quan trọng và rất cần thiết.

Trước tiên, cần phải hiểu rằng, công bố thực phẩm là gì?

Công bố thực phẩm chính là thủ tục đăng ký nhà nước đối với các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước nhằm đảm bảo về sự phù hợp và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Tầm quan trọng đặc biệt của thực phẩm đối với sự tồn tại phát triển của quốc gia, nên Quốc hội, chính phủ, các bộ ban ngành của Việt Nam đã đưa ra những quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh về vấn đề này nhằm tạo ra khung hành lang pháp lý để các cá nhân, tổ chức trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm rõ các quyền, nghĩa vụ của mình trong quá trình kinh doanh thực phẩm.

Dưới đây, để giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn về thủ tục công bố thực phẩm, Luật Trung Tín trân trọng giới thiệu bài viết về lĩnh vực này nhằm giới thiệu tới các doanh nghiệp có được những thông tin hữu ích trước khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

– Luật An toàn thực phẩm 2010

– Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm ( đang trong quá trình sửa đổi bổ sung, Luật Trung Tín sẽ cập nhật thông tin khi có được văn bản đã có hiệu lực pháp luật)

II. CÁC HÌNH THỨC CÔNG BỐ:

– Công bố phù hợp và công bố hợp quy

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:

Chúng ta đơn giản hóa Quy trình thực hiện thủ tục công bố thực phẩm thông qua 02 bước:

1. Kiểm nghiệm sản phẩm ( Được xem là quan trọng nhất)

2. Công bố thực phẩm ( Soạn, upload, nộp và theo dõi hồ sơ cho đến khi có kết quả công bố).

IV. HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

1. HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM NHẬP KHẨU:

1.1. Thực phẩm chức năng:

a, Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh của công ty có ngành nghề bán buôn, bán lẻ thực phẩm

b, Giấy chứng nhận lưu hành tự do tại nước sản phẩm

c, Kết quả kiểm nghiệm.

Có hai hình thức để kết quả kiểm nghiệm được công nhận:

– Được kiểm nghiệm bởi phòng lab có chứng nhận ISO 17025 trở lên ( Đơn vị kiểm nghiệm được nhà nước sở tại công nhận, chỉ định);

– Được kiểm nghiệm tại Việt Nam bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị kiểm nghiệm độc lập có chứng nhận ISO 17025 trở lên. d, Nhãn chính sản phẩm

e, Nhãn phụ sản phẩm

f, Kế hoạch giám sát định kỳ

g, Kế hoạch kiểm soát chất lượng

h, Cơ chế tác dụng của sản phẩm ( nếu có yêu cầu).

1.2. Thực phẩm thường:

Các giấy tờ cần phải cung cấp như Mục 1.1. Tuy nhiên, đối với thực phẩm thường thì không cần phải cung cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do và cũng không phải kê khai phần cơ chế tác dụng của sản phẩm.

2. HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC:

2.1. Thực phẩm chức năng:

– Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh của công ty có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chức năng

– Bản kiểm nghiệm sản phẩm – Bản thuyết minh về quy trình sản xuất sản phẩm

– Bản dự thảo nhãn chính ( Sau khi là Nhãn chính sản phẩm, doanh nghiệp muốn thay đổi nhãn chính phải làm thủ tục đăng ký bổ sung sau công bố nên doanh nghiệp cần phải có tính toán kỹ càng đối với trường hợp này)

– Nhãn phụ sản phẩm

– Kế hoạch giám sát định kỳ

– Kế hoạch kiểm soát chất lượng

– Cơ chế tác dụng của sản phẩm

2.2. Thực phẩm thường:

– Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh của công ty có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Bản kiểm nghiệm sản phẩm

– Kế hoạch giám sát định kỳ

– Dự thảo nhãn chính ( Nếu có)

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

IV. CƠ QUAN TIẾP NHẬN:

1. CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM: Tiếp nhận hồ sơ đối với sản phẩm nhập khẩu và thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm sản xuất trong nước.

2. CÁC SỞ, BAO GỒM: SỞ Y TẾ, SỞ CÔNG THƯƠNG, SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN:

YÊU CẦU TƯ VẤN QUA EMAIL

Tin liên quan
Hotline tư vấn
0941.35.3636